Cuộc chiến của người trẻ

1920-wj1-old-&-young

Có nhiều cách kể chuyện hơn là làm bánh hay làm tình…

Câu chuyện ngày hôm nay của tôi không bàn về bất cứ cái gì to tát cả, mà chỉ đơn giản là chuyện người già và người trẻ…

Cách đây vài năm, A-Vê-Gờ chỉ là một đứa trẻ non nớt chập chững bước vào ngành truyền hình. Xuất thân từ gia đình khá giả, A-Vê-Gờ có điều kiện phát triển sớm, và vô tình trở thành cậu bé Thánh Gióng thời hiện đại. Ba tuổi vẫn chưa biết nói, hay đúng hớn là chưa được cấp phép nói. Đợi đến thời buổi loạn lạc, chuyển giao binh quyền, A-Vê-Gờ vươn vai thành chàng trai trẻ to lớn sau khi đã ăn tốn biết bao cơm thịt, rồi khoác lên mình áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt với công nghệ tiên tiến nhất thế giới để xung trận. Trận đánh chưa xong, chàng chưa thể bay về trời!

A-Vê-Gờ cho tới giờ vẫn là một người trẻ, chưa đủ trưởng thành. Người trẻ có quyền mắc sai lầm, thậm chí đó là một đặc quyền không thể bỏ qua. Người trẻ thường tự ti, chính vì tự ti nên phải gom tất cả những gì được coi là sức mạnh để tạo nên sự tự tin. Trong quá trình đó, họ bị nhầm lẫn hoặc thiếu cân bằng giữa số lượng và chất lượng. Đó là điều bình thường! Nó khiến người trẻ biết động não và rút kinh nghiệm. Thêm nữa, người trẻ phải trải qua nhiều giai đoạn khó khăn, như khủng hoảng niềm tin, lý tưởng, và đặc biệt là giai đoạn dậy thì với tâm sinh lý bất ổn định. Ở khúc này, họ vừa hiếu chiến vừa mềm yếu. Cái sự trẻ trâu khao khát được thể hiện mình, khiến họ lao vào cuộc chơi những tưởng được tính toán kỹ lưỡng, nhưng thực tế luôn là câu chuyện khó lường, không chỉ đòi hỏi kinh nghiệm, kinh phí, mà còn cần tới may mắn và thế thời. Không có gì ngạc nhiên khi sự bất giác ngộ ra khiến họ tự nhìn nhận lại bàn cờ của mình. Biết đâu đấy, ngay từ đầu, họ đã xếp sai quân cờ trên một bàn cờ, hoặc khiến quân cờ đi sai cách thức của nó. Tướng loay hoay nhìn các kẻ Sỹ lỡ đi ra khỏi Cửu Cung. Quân Tượng bị che khuất bởi mắt Tượng, trong khi Song Pháo không hợp dơ để tạo được thế Pháo Lồng. Quân Xe ngang dọc tung hoành, nhưng vô tình bị bắt đi theo kiểu nước kiệu 2, 3 ô của quân Mã. Còn khi “cờ bí dí Tốt”, thì hỡi ôi, Tốt nhiều quá, không biết dí Tốt nào! Xếp lại bàn cờ, học lại cách chơi và cải tiến tư duy không phải là điều khó. Huống chi thời gian còn nhiều và tương lai còn dài…

Mọi phép so sánh đều khập khiễng. Một cậu bé 3 tuổi không thể so sánh với một người đàn ông 40 tuổi. Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn, cậu bé 3 tuổi trở thành người trẻ, còn người đàn ông 40 tuổi trở nên già cỗi. Người già đó tên là Vê-Tê-Vê…

Không thể phủ nhận người già là bậc trí nhân đáng được tôn trọng. Người già thường nhớ về quá khứ huy hoàng và hào hùng của tuổi trẻ, cái thời mà chỉ có họ độc quyền giang tay đón sóng. Giờ đây, khi nét thời gian hiển hiện rõ ràng là những nếp nhăn khó tính, sức khỏe giảm sút, cùng niềm kiêu hãnh quá đỗi tự trào, người già bắt đầu ý thức được sự cần thiết phải đổi mới. May thay, thời buổi hiện đại, họ có thể đi phẫu thuật thẩm mỹ. Nào là tiêm Botox ngăn lão hóa, nào là công nghệ Thermage căng da, hút mỡ an toàn không dao kéo, rồi thì chỉnh sửa đủ các bộ phận như độn cằm, sửa mũi, nâng ngực, bơm mông, bóp bụng, kéo chân, vân vân và vân vân. Có điều, lợi bất cập hại của phẫu thuật thẩm mỹ thì chưa biết thế nào… Trước mắt, người già cũng trẻ ra và đẹp hơn rồi đấy! Còn chưa kể đến hàng hiệu khoác bên ngoài cùng cái mác hoành tráng, người già sải những bước chân tự tin trên đường phố, mà ai cũng phải trầm trồ xuýt xoa, thậm chí nể sợ. Biết đâu đấy, thứ quan trọng nhất là sức khỏe lại đang bị đe dọa. Lục phủ ngũ tạng, hay mọi cơ cấu tổ chức hệ thống bên trong của người già đã suy giảm đáng kể. Đặc biệt là hệ thống hô hấp bị ảnh hưởng nghiêm trọng do môi trường ô nhiễm, theo cả nghĩa bóng và nghĩa đen, mà thực tế điển hình là cái cống trước cổng hàng chục năm nay vẫn… tỏa hương thơm ngát… Mọi loại nước tăng lực hay thuốc bổ kiểu thực phẩm chức năng đều chỉ mang tính tạm thời. Người già từng ngày lo ngại một căn bệnh ung thư bất chợt ập đến…  Hy vọng tới lúc đó, thế giới đã tìm ra thuốc chữa ung thư!

Tất nhiên, trong một thế giới không chỉ có người già và người trẻ. Còn rất nhiều thể loại người khác nhan nhản, tạo nên sự phong phú đầy thú vị. Có thể kể đến những cậu ấm cô chiêu, tên thì dài và khó nhớ lắm, chỉ mỗi tên Việt-Teo là có vẻ dễ nhớ nhất! Nghe đâu cậu ấm này thuộc hàng công tử Bạc Liêu hào hoa phong nhã lắm! Lời như đồn, tấn trò đời còn nhiều chương hồi…

Chân lý thuộc về người già, nhưng sức mạnh lại thuộc về người trẻ. Với kinh nghiệm và bản lĩnh, người già khó bị gục ngã. Họ chỉ có thể chết luôn! Thế nhưng, xem ra, với một cán bộ lão thành được nhà nước bảo trợ và được con cháu biếu sâm ăn hàng ngày, có lẽ còn lâu mới chết được…

Vậy, nếu bạn là người trẻ, bạn sẽ chiến đấu hay để bị gục ngã?

Còn với riêng tôi, tôi hợp với người già, nhưng lại thích người trẻ, và lại được cậu ấm tán tỉnh. Bởi may thay, tôi vẫn còn sức trẻ và chút nhan sắc còn sót lại để được nuông chiều. Nhưng được nuông chiều không có nghĩa là được ỷ lại. Tôi vẫn bước đi từ tốn. Tôi không biết con đường tôi đi sẽ dẫn tôi đến đâu, chỉ biết rằng tôi đang tận hưởng từng bước chân của mình, trong từng khung cảnh xung quanh và với từng con người tôi gặp. Tôi đang yêu người trẻ, và như cách thông thường của tôi, tôi yêu hết mình! Để nếu có ngày chia tay, tôi không bao giờ phải nuối tiếc. 26 tuổi, tôi chưa nuối tiếc bất cứ tình yêu hay đam mê nào của đời mình. Vẫn còn quá trẻ để đưa ra bất cứ kết luận gì. Tôi chỉ biết yêu, biết đi và biết tin…

Tôi tin có nhiều người như tôi!

P.S. Chúc một nửa thế giới ngủ ngon!

Nghề báo và tôi

Có nhiều cách làm báo hơn là chém gió hay làm tiền…

Câu chuyện ngày hôm nay của tôi đặc biệt hơn mọi ngày, nên tôi mở đầu cũng bằng một câu khác…

Hôm nay 21/6 là ngày Báo Chí Việt Nam. Mọi người gửi tin nhắn chúc mừng, làm tôi nhớ ra…ơ hóa ra mình có làm báo đấy chứ 🙂

Vẫn còn non nớt và vẫn còn coi đó là một cuộc dạo chơi, tôi mỉm cười khi nghĩ mình…làm báo…

Với tôi, nghề báo là một nghề thú vị. Nhiều người thích làm, lao vào làm nhưng không phải ai cũng làm được. Đó là chưa kể báo chí có nhiều thể loại, lĩnh vực khác nhau và mỗi người cũng cần lựa chọn đâu là thể loại, lĩnh vực phù hợp với mình. Trước đây, tôi làm ở Ban Thời Sự VTV1 thiên về mảng tin tức chính luận, sau đó cảm thấy không phù hợp với tính cách sôi nổi, vui vẻ, thích bay nhảy của mình nên đã chuyển sang làm thể thao giải trí ở kênh NCM – AVG. Thay đổi để kiểm chứng mình, thay đổi để đỡ thấy mình nhàm chán! Có nghĩa là tôi chỉ thay đổi khi tôi chán chính mình chứ không phải chán việc.

Chính vì không được học trường lớp chính quy về nghề báo nên tôi gặp nhiều khó khăn. Từ khi bắt đầu làm báo hình đến nay đã được 6 năm rồi, từ lúc còn đi học đại học. Kiến thức về làm báo hình là do được các anh chị đồng nghiệp đi trước chỉ bảo và sự đúc kết kinh nghiệm của bản thân. Điều quan trọng nhất của bất kì nghề nào, đặc biệt là nghề báo là phải có tinh thần học hỏi, vì những đồng nghiệp xung quanh, những nhân vật phỏng vấn đều có nhiều thứ đáng để mình học hỏi. Phụ nữ làm báo phải đi nhiều, vừa là bất lợi, lại vừa là thuận lợi. Bất lợi vì sức khỏe kém hơn nam giới, nên làm việc có thể sẽ không đạt được hiệu quả cao nhất. Thuận lợi vì nâng cao hiểu biết và trải nghiệm. Thế nhưng, chính cái thuận lợi về trải nghiệm nhiều này cũng khiến phụ nữ làm báo khó kiếm được người đàn ông phù hợp, hiểu và cảm thông với mình.

Điều mà tôi thích nhất khi làm báo là có thể gặp gỡ, trò chuyện, phỏng vấn nhiều người, trải nghiệm cảm xúc của chính mình khi trực tiếp lắng nghe những câu chuyện của các nhân vật được phỏng vấn. Nỗi buồn hay niềm vui của họ có thể chính là nỗi buồn và niềm vui của mình. Đó đều là những kỷ niệm đẹp về nghề báo mà tôi gom lại được kha khá, để thi thoảng nhớ lại và thấy nghề báo có ý nghĩa với mình như thế nào.

Khi có người hỏi tôi về quan điểm làm nghề. Tôi nói rằng làm báo thì đừng tin vào báo, có nghĩa là cần tham khảo thông tin từ nhiều phía, nhưng không tin vào bất kì thông tin nào khi chưa trải nghiệm hoặc kiểm chứng.

Nghề báo dạy tôi nhiều thứ lắm! Học mãi mà chẳng bao giờ hết…

Chúc cho tất cả những người làm báo có đủ tình yêu để tiếp tục làm báo thực sự, chứ không phải làm tiền…

P.S. Chúc một nửa thế giới ngủ ngon!

Kỹ năng phỏng vấn

Kể từ thưở hỗn mang đến nay, tính ra tôi đã làm BTV – MC được 6 năm… Tôi đi, gặp và phỏng vấn khá nhiều người. Trong số đó, có một người đã truyền đạt cho tôi kỹ năng phỏng vấn một cách hiệu quả. Tất cả chỉ có thế gói gọn trong 1 câu  “Nếu muốn phỏng vấn hay, phải tìm hiểu thật kỹ nhân vật.”

Tôi đã thử thực hành. Tôi chuẩn bị rất kỹ, giành nhiều thời gian tìm kiếm thông tin về nhân vật và câu chuyện của anh, trò chuyện với anh. Rốt cuộc, tôi đã thực hiện tốt cuộc phỏng vấn đó.  Hào hứng, sôi nổi, hấp dẫn, đầy thông tin và nhận được phản hồi tốt từ khán giả. Chỉ có điều, sau đó…chúng tôi yêu nhau…

Chuyện đã lâu lắm rồi, nhưng để lại cho tôi một bài học. Vì hóa ra trong giai đoạn đầu, khi càng tìm hiểu một con người, ta càng thấy đáng yêu biết nhường nào. Cả người hỏi và người trả lời đều phải thực sự hiểu và chia sẻ với nhau những câu chuyện bất tận… Vô tình, những câu hỏi mang chúng tôi lại gần nhau hơn và yêu nhau lúc nào chẳng biết.

Kể từ đó, tôi tự nhủ với cái gọi là “danh dự nghề nghiệp” rằng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu và phỏng vấn nhiều người nữa, nhưng chỉ trong một chừng mực nhất định, để tôi và nhân vật của mình không “yêu” nhau…

Có những người trở thành bạn của tôi ở ngoài đời, trước khi tôi thực hiện cuộc phỏng vấn với họ trên sân khấu, trên tivi. Bên cạnh đó, có những người tôi phỏng vấn ngay trong lần đầu tiên gặp mặt. Tôi chỉ biết thông tin về họ qua các phương tiện truyền thông báo chí. Cũng phải nói thêm, điều lớn nhất tôi học được khi làm báo là…không tin vào báo. Vì vậy, đôi khi, chỉ đến lúc gặp gỡ, chuyện trò với nhân vật thì ta mới thực sự hiểu và sửa lại những thông tin sai lệch về nghề, về đời của họ mà ta từng biết đến.

Bây giờ thì tôi đã thay đổi quan niệm. Khi phỏng vấn nhân vật, tôi không tìm hiểu quá kỹ về họ. Tôi tự để cho mình ngạc nhiên về nhân vật của tôi.

Một BTV – MC tốt là người có thể làm cho nhân vật được phỏng vấn cảm thấy thực sự thoải mái và tin tưởng để chia sẻ câu chuyện của mình một cách chân thật nhất. Muốn vậy, BTV – MC phải chân thật trước đã.

Và tôi sẽ cố gắng làm điều đó…

P.S. Chúc các nhân vật của tôi ngủ ngon!

Nhớ VTV

Câu chuyện ngày hôm nay của mình bắt đầu từ lúc 1 cuộc trò chuyện với đồng nghiệp cũ…

Eo ôi, mình nhớ VTV thật! Một nỗi nhớ cồn cào…

Đến jờ mình mới hiểu đc ý nghĩa thú vị của từ “cồn cào”. Cứ như là có 1 cục j đó, cũng chả hiểu ở đâu đó… trong ruột, trong gan, trong trí óc hay trong trái tim nữa… Cục đó cồn lên, cuộn lên hay quặn lên… Rồi thì có ai đó hay vật j đó cào vào, siết lấy… Vấn đề là ở chỗ, mình k hiểu nổi cũng như k xác định đc cái sự “cồn cào” đó xuất fát từ đâu, ở vị trí nào trong cơ thể mình. Nên đương nhiên, với một thứ trừ tượng, mình k thể giải quyết nó.

Mình nhớ nx búi dây lùm xùm, chen chúc nhau chạy dài trên mặt sàn trường quay…

Mình nhớ nx chiếc đèn đánh sáng treo lơ lửng như chực nuốt chửng hoặc bổ chảng vào bất cứ ai, bất cứ cái gì…

Mình nhớ nx cái mic rùa ụ 1 cục, nx cái tai nghe còn dính dáy tai của ai đó…

Mình nhớ nx chiếc máy quay ngật ngà ngật ngưỡng chả chịu theo sự điều khiển của con người…

Mình nhớ nx con chuột cứ tung tăng hồn nhiên chạy qua, dừng lại ngó người rùi ù té chạy…

Mình nhớ nx con người cười – nói – sôi nổi, khóc – câm – lặng thầm…

Mình nhớ tất cả nx “góc khuất” VTV, nhớ đến nỗi… mình nhận ra rằng… mình đã yêu cả nx thứ tệ nhất của VTV tự bao jờ…

Thế nhưng… với mình, VTV như 1 người tình cũ… Mình yêu hết lòng, để rồi gói ghém tình yêu đó lại, cất vào 1chỗ…

Và để rồi mình sẵn sàng yêu 1 người khác… Hy vọng là sẽ cuồng nhiệt hơn 😡

P.S. Chúc VTV ngủ ngon trong ngày sinh nhật tròn 41tuổi 🙂

Chia tay Cuộc Sống Thường Ngày

cstn

“Sắp chia tay mà sao phởn thế em?”

Mình giật mình…

Phởn – đó đúng là cảm giác của mình trong nhiều ngày qua, kể từ khi quyết định chia tay chương trình Cuộc Sống Thường Ngày – Ban Thời Sự VTV.

Thế nhưng, vào ngày cuối cùng làm việc tại đây, cảm giác ấy k hề hiện hữu…

Những gương mặt quen thuộc, những lời nói cuối cùng với tư cách là đồng nghiệp, những ánh mắt sẻ chia… Tất cả khiến mình nghẹn ngào…

Như đã từng nói, mình vốn k phải là người chung thủy trong công việc. Đã từng có vài lần chia tay công việc này, công việc kia. Lần này, với CSTN, về bản chất thì giống, nhg về cảm xúc thì khác…

Khác ở chỗ mình đã từng yêu nó điên cuồng. Tình yêu đó đủ lớn để dù đã hết yêu nhg mình vẫn cố gắng chịu đựng, cho mình thêm thời gian, thêm cơ hội, với hy vọng mình có thể tiếp tục yêu nó lần nữa. Nhg mình vẫn vậy… K thể yêu lần thứ 2…

Khác ở chỗ mình phải xa nhiều người mà mình thực sự quý mến. Mình may mắn khi đc làm việc ở Phòng xã hội – nơi tốt nhất, tình người nhất ở Ban, nhưng lại là nơi ít hợp với cá tính mình nhất, và đó lại là điều đáng tiếc nhất.

3 năm mình gắn bó với CSTN cũng chính là quãng thời gian nhiều biến động nhất  nơi đây. Chính vì thế mà mình cũng học được nhiều hơn.

“Khi có bão, mỗi người xử sự theo những cách khác nhau và đúng với bản chất của mình. Có người sợ hãi. Có người chạy trốn. Có người đổi thay. Có người sải cánh như đại bàng, bay vút lên cao.”

Mình đã chứng kiến những ánh mắt hừng hực tình yêu với công việc, giờ chỉ còn lại những tia sáng mong manh của đốm lửa đang tàn. Có thể mình chỉ là một cái bóng lượn lờ thậm chí k dám chạm vào 1 hạt bụi nơi đây, nhg mình hiểu và thông cảm với những khó khăn, những muộn phiền của các anh chị. Và mình thực sự vui khi có nhiều người gọi mình ra một góc hoặc rủ café để mà thủ thỉ hỏi han, khuyên nhủ mình rồi chia sẻ chút nỗi lòng với mình khi biết mình sắp ra đi.

“Tại sao em lại ra đi khi sắp có được quyền lợi tốt như thế?”

Mình mỉm cười…

Cái thứ mà mọi người nghĩ là tốt, với mình chắc gì đã là tốt. Đúng là trong suốt 3 năm làm ở đây, khi nào nhắc đến cái gọi là quyền lợi, mình cg đều mong muốn có được nó. Thế nhưng, khi sắp có được rồi thì mình lại buông tay.

Có lẽ bởi vì “Hạnh phúc k nằm trên đỉnh núi cao mà trên con đường ta leo lên đỉnh núi ấy”.

Và như vậy thì ở nơi đây, mình đã hạnh phúc đủ rồi. Ngoài hạnh phúc ra, mình còn có nhiều thứ khác nữa. Những trải nghiệm, những bài học về đời về nghề, những buồn vui …

Nếu thứ mình k cần mà người khác cần, thì hãy để lại cho họ.

Có thể sau này, một lúc nào đó, mình sẽ cảm thấy tiếc nuối, thậm chí nghĩ rằng quyết định của mình là sai lầm, thế nhưng, khi tất cả đã qua, sẽ chỉ còn lại những điều tốt đẹp nhất! Nhớ lắm quên sao được…

Lời cuối cùng mà mình muốn gửi tới tất cả các anh chị, các bạn ở Ban Thời Sự VTV cũng như khán giả đã theo dõi mình trong CSTN :  XIN CẢM ƠN!!!

Chúc cho những người mình quý mến ở nơi đây sẽ k đổi thay! Mãi mãi là những người anh, người chị mà mình tôn trọng! Và họ k còn là anh, chị của mình trong công việc nữa, mà sẽ trở thành người anh, người chị của mình trong cuộc sống!

Để kết thúc quãng thời gian dài, câu chuyện dài và hơi bùn bùn nè, mình kể về cuộc đối thoại thú vị vào ngày cuối cùng như thế này.

–       Này em, đi thật đấy ah?

–       Dạ vâng, thật ạ!

–       Sao thế?

–       Dạ, nói thật là vì tính em k ngoan, nên k hợp làm việc ở đây ạ!

–       Haha, con ranh! Đúng rồi, ở đây muốn gì cũng đc miễn là em phải ngoan! K ngoan ra chỗ khác chơi đi!

Lý do là thế đấy! Lý do là ở em, tại em k ngoan ạ! Hehe!

P.S. Từ giờ trở đi, Cuộc Sống này sẽ k còn là Thường Ngày nữa nhá 😉

Nghe bài hát “Để trái tim luôn gần nhau” này nhé 🙂

http://mp3.zing.vn/bai-hat/De-Trai-Tim-Luon-Gan-Nhau-Phuong-Anh/IW6I0DD8.html

Cuộc Sống Thường Ngày của tôi

cstn1

Câu chuyện ngày hôm nay của tôi bắt đầu từ một cú điện thoại vào một ngày rất đẹp trời năm 2008…

– Alô, em có phải là Biên Thùy k?
– Dạ vâng ạ!
– Tôi chính thức mời em về Ban Thời sự làm chương trình Cuộc sống thường ngày…

Sau cuộc điện thoại của sếp lớn ấy, tôi bắt đầu bước vào một Cuộc sống thường ngày, khác với cuộc sống thường ngày trước đây của mình…

Cái thường ngày đầu tiên và cũng là thú vị, may mắn nhất mà tôi đón nhận vào cuộc sống của mình, đó là được tiếp xúc, làm việc với rất nhiều người trong một ngày làm việc, thậm chí vài tiếng làm việc. Để có được 1 chương trình lên sóng trực tiếp 45 phút (18h10 – 18h55) hàng ngày với rất nhiều những mảng lĩnh vực khác nhau của cuộc sống (10 chuyên mục giờ rút lại còn 8 chuyên mục trong 1 chương trình CSTN), cần tới hàng chục cái tên được bắn lên màn hình. Và có lẽ chẳng nơi nào có nhiều cái tên “hay ho và kêu tanh tách” như ở Ban Thời Sự VTV1 – Đài THVN. Từ những người chẳng bao giờ xuất hiện trên tivi, cho đến những người hiếm khi xuất hiện rồi đến những người “phủ sóng” gần như cả ngày trên tivi. Có thể kể ra đây cho thiên hạ choáng. Bình Minh, Quang Thắng, Hoàng Sơn, Thu Hiền, Trần Uy, Thu Hằng, Đức Hoàng, Mai Loan, Diệp Anh, Hoài Anh, Ngọc Quang, Quang Minh, Hồng Phúc, Trọng Tình, Kiều Trinh, Ngọc Ánh, Hà Bình, Hoàng Trang, Hoàng Lan, Khánh Linh, Kim Ngân, Bích Vân, Việt Hùng, Việt Hà, Phạm Hà, Hải Sự, Kim Hải, Úy Huyền, Quang Đông, Kim Xuân, Thanh Hương, Cẩm Nhung, Hồi Hương, Thủy Tiên, Mạnh Quân, Đức Sơn, Gia Hiếu, Trung Nguyên, Hải Phú, Anh Ngọc, Gia Hiền, Xuân Tùng, Kỳ Vọng, Vân Anh, Thụy Vân, Quỳnh Chi, Ngọc Trinh, Thu Hương, Ngọc Vân, Quỳnh Anh…v.v… K hỉu sao ở đây nhiều tên hay thế! Nhiều lúc nghĩ vui, có khi tuyển tên trước tuyển người sau. Uhm, thế nên xu hướng bi giờ người ta cũng tích cực đặt tên hay, hoành cho con cái! Chậc!

Nhanh thật đấy, đã hơn 1 năm rồi kể từ ngày “vào đời” Cuộc Sống Thường Ngày, mà đã là thường ngày tức là ngày nào cũng như ngày nào, k có khái niệm nghỉ cuối tuần hay lễ tết. Cg vì thế mà cái chương trình CSTN vẫn đc gọi đùa là Cuộc Sống Tủi Nhục. Đó là những lúc quằn quại tìm tin bài hay ho, tức là vừa “hay” mà phải vừa “ho” được. “Hay” là nhìn từ góc độ khán giả có đáng quan tâm hấp dẫn, “ho” là nhìn từ góc độ Biên tập viên có thể “đá xoáy” được cơ quan, đoàn thể nào đó! Thế mới thú! Chậc! Công việc có những lúc căng thẳng, rối rắm, chạy cong đuôi vì áp lực thời gian, nhg cũng k thiếu những lúc nhàn đến nỗi có thể tán dóc trong thời lượng 1 tách café hay 2 quả trứng vịt lộn. K phủ nhận có những hôm rất uể oải khi bước vào Đài, hay quay mòng mòng với cái lời dẫn chào đầu sao cho mới mẻ, hoặc ngán ngẩm với những tin tức chán òm với suy nghĩ dường như 24h qua thế giới này chả có biến động quái gì. NHƯNG… Hạnh Phúc lắm khi được dẫn cặp đôi với đủ thể loại “zai có sắc” từ già đến trẻ ở Ban Thời Sự từ anh Trần Uy, Xuân Tùng, Kỳ Vọng, Anh Ngọc, Gia Hiền cho tới cậu em Thời tiết Tuấn Hà (ak, tự dưng nhìn lại thấy hơi ớn, thảo nào bác Vọng kêu em “lăng loàng”)… Hạnh Phúc lắm khi buôn chuyện lên zời với chị Hoàng Trang, Khánh Linh, Kim Ngân của mục Điểm hẹn văn hóa ngay trong lúc đg ghi hình trực tiếp… Hạnh Phúc lắm khi chàng quay phim Hải Phú mua cho chị em mấy hộp sữa chua măm măm để lên hình cho…chua giọng… Hạnh Phúc lắm khi đạo diễn hình Mạnh Quân, Đức Sơn, Gia Hiếu, Trung Nguyên nhắc nhở tắt điện thoại rồi chỉnh đốn tác phong lên hình nào Thấp cái đầu gối xuống, Cao cái cổ áo lên… Và còn vô vàn những cái gọi là Hạnh Phúc khác nữa. Đúng là Hạnh Phúc thật giản dị và ở ngay xung quanh chúng ta!

Sau một vài lần thay đổi format chương trình, CSTN dần đi vào guồng quay đúng như tên gọi của nó. Còn với riêng tôi, có một góc trong trái tim dành cho CSTN. Tôi k biết tôi yêu nó từ khi nào, có lẽ từ khi tôi được viết ra và chịu trách nhiệm về những điều mình sẽ nói trước hàng triệu người. Cũng có lẽ từ lúc ấy, nó đã trở thành một phần cuộc sống của tôi…

…Có một cuộc sống thường ngày như thế đấy…

P.S. Chúc cả thế giới ngủ ngon!

Tiếp tục đọc “Cuộc Sống Thường Ngày của tôi”

Quay

Câu chuyện ngày hôm nay của mình có thể chỉ gói gọn trong đúng 1 từ để diễn tả – Quay!

Quay là cảm giác thật tuyệt!

Được quay là được cầm cái máy quay nặng vãi chưởng đối với 1 đứa mi nhon như mình, rồi cầm và lia máy chóng cả mặt, zoom in, zoom out điên đảo…

Bị quay là bị quay cuồng lâng lâng trong cơn sốt kéo dài cả ngày với mọi thứ cứ chống chếnh bồng bềnh cả trên mặt đất, trên xe và trên giường…

Lần đầu tiên sau 6 năm, mình lại đặt chân lên xe bus. Những hình ảnh thực tại và quá khứ chen lấn nhau, ào ra bủa vây lấy mình trong không gian nóng nực và ngột thở của xe bus. Mình có 4 năm đi học bằng xe bus trên đủ các hành trình, mà tuyến chính của mình là tuyến 32 – thảm họa của sự khủng khiếp. Thế là quá đủ cho những kinh nghiệm đi xe bus, từ những thích thú khi “mưa k tới mặt, nắng chẳng tới đầu”, đến những kinh hoàng của sự đuổi, chạy, xô đẩy, chen lấn rồi những tệ nạn ghê rợn… Xe bus – với mình, là một nỗi ám ảnh k bao jờ nguôi…

Tất cả làm mình nhớ lại cái cảm giác tự ti của 1 đứa trẻ, mà jờ đây đứa trẻ ấy dù có lớn hơn 1 chút, vẫn k vượt qua nổi chính mình…

Những ánh mắt ngày hôm nay có thể chẳng hiểu nổi mình nhg hy vọng những trái tim vẫn sẽ mở lòng với mình… Chưa bao giờ bánh rán ngon thế 😉 Chưa bao giờ vị đắng của kha tử lại ngọt thế 😉

Cuộc sống nằm trong “khuôn hình” của mỗi người…

P.S. 3h sáng, vẫn sốt và còn quá nhiều việc phải làm vì cuộc sống…mưu sinh…

Chúc cả thế giới ngủ ngon!